THỊ THỰC VÀ HỘ CHIẾU: ĐỪNG NHẦM LẪN

THỊ THỰC VÀ HỘ CHIẾU: ĐỪNG NHẦM LẪN

08:33 06-18-2023By author_ck

Hiện nay, cuộc sống ngày càng phát triển, việc du lịch nước ngoài trở nên rất thuận lợi nhờ các thủ tục  dễ dàng, nhanh chóng hơn, chi phí cũng rẻ hơn. Nhu cầu làm Thị thực nhập cảnh (visa) và Hộ chiếu (passport) cũng theo đó mà tăng lên. 2 thuật ngữ thị thực và hộ chiếu rất quen thuộc với những tín đồ đam mê du lịch. Tuy nhiên, không phải mọi người đều biết về sự khác nhau giữa 2 loại giấy tờ này và điều này vẫn khiến nhiều người nhầm lẫn. Vậy hộ chiếu là gì? Thị thực là gì, Hộ chiếu và Thị thực khác nhau như thế nào? Mục đích sử dụng của chúng là gì? Hãy đọc ngay những thông tin mà Công ty Du học PAMCO chia sẻ dưới đây.

Hộ chiếu (passport) là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân

Thị thực nhập cảnh (visa) là giấy chứng nhận của cơ quan nhập cư thuộc một quốc gia để xác minh bạn (hoặc một người nào đó) được cấp phép nhập cảnh vào quốc gia đó trong một khoảng thời gian quy định tùy trường hợp như nhập cảnh 1 lần hay nhiều lần

Hộ chiếu và thị thực khác nhau như thế nào?

Thị thực và hộ chiếu khác nhau như thế nào? Để giúp bạn đọc dễ phân biệt,  PAMCO đã làm 1 bảng so sánh như dưới đây nhé.

Tính chất Hộ chiếu Thị thực
Khái niệm
  • Là giấy tờ xác định căn cước của một người, do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho công dân nước mình để đi ra nước ngoài và trở lại nước mình dưới sự bảo hộ của nhà nước
  • là một loại chứng nhận quan trọng do chính phủ một nước cấp cho người nước ngoài muốn đến nước họ.
Công dụng
  • nhằm đảm bảo công dân có thể xuất cảnh và nhập cảnh dưới sự bảo hộ của nhà nước. 
  • là loại căn cước để xác định những đặc điểm nhân dạng của một người như: họ tên, ngày và nơi sinh, đặc điểm nhận dạng, sự khác biệt người này với người khác; đồng thời cũng là giấy tờ chứng minh quốc tịch của một người.
  • một loại giấy phép cho phép một người xuất nhập cảnh, lưu trú tại một quốc gia, vùng lãnh thổ mà người đó xin cấp.
Phân loại Hiện tại có 3 loại hộ chiếu thông dụng:

  • Loại phổ thông: được dùng chủ yếu trong các chuyến đi du lịch nước ngoài, có thời hạn là 10 năm.
  • Hộ chiếu công vụ: được cấp phép cho cá nhân trong cơ quan, chính phủ nhà nước đi công vụ ở nước ngoài, có thời hạn là 5 năm.
  • Hộ chiếu ngoại giao: được cấp cho quan chức ngoại giao của chính phủ công tác ở nước ngoài.
  • Visa di dân: dùng để nhập cảnh và định cư tại một nước theo các diện như Cha mẹ bảo lãnh con cái, diện vợ chồng…
  • Visa không di dân: dùng nhập cảnh một nước trong 1 khoảng thời gian cho phép, tạm thời gồm các loại sau: du lịch; công tác; làm việc; kinh doanh; điều trị, chữa bệnh; lao động thời vụ, học tập; các chương trình trao đổi; ngoại giao; chính trị.

Phạm vi: Trừ các nước Đông Nam Á và một số quốc gia đặc biệt có chính sách miễn trừ visa nhập cảnh thì tất cả công dân Việt Nam nói chung khi đến một quốc gia bất kì đều bắt buộc phải được lãnh sự quán nước đó cấp thị thực nhập cảnh.

Cơ quan cấp phép
  • Đối với hộ chiếu phổ thông; Cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu và nhận kết quả tại tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố.
  • Đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm ở trong nước là Cơ quan cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung bao gồm bao gồm  Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Ngoại giao) hoặc tại cơ quan Ngoại vụ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Bộ Ngoại giao
Cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam được xác định theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 như sau:

  • Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự): Cấp, sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ thị thực cho người nước ngoài hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và lãnh sự ( bao gồm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và tại nước thứ ba, và thân nhân, người giúp việc cùng đi); Cấp phép nhập cảnh Việt Nam cho các khách nước ngoài vào Việt Nam theo lời mời của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ và khách mời cấp tương đương của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Bộ Công an (Cục Quản lý xuất nhập cảnh): Cấp, sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ thị thực và cấp phép nhập cảnh cho các đối tượng khác có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời, đón.
  • Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài: Cấp, bổ sung, sửa đổi và hủy bỏ thị thực theo phép nhập cảnh của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an; Quyết định việc cấp thị thực cho người nước ngoài không có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời, đón.
Đặc điểm Gồm 28 trang, trong đó bao gồm các thông tin của người được cấp như: họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh,..) Chỉ là 1 tem dán được dán vào 1 trang của cuốn hộ chiếu. 
Mục đích sử dụng Là hình thức giấy tờ tùy thân khi ra nước ngoài. Là giấy phép nhập cảnh được công nhận khi muốn nhập cảnh vào một quốc gia nào đó.
Thời hạn  Thường có thời hạn 5 – 10 năm tính từ ngày cấp. Tùy vào mục đích và quy định của từng quốc gia. Tuy nhiên, thông thường thị thực có thời hạn dưới 1 năm.
Thời điểm cấp Hộ chiếu là giấy tờ có trước, là một trong những tài liệu quan trọng, cần để được cấp thị thực. Thông thường, thị thực thường được cấp bằng cách đóng dấu hoặc dán vào hộ chiếu tùy theo quy định của các nước khác nhau. Tại Việt Nam, thị thực được cấp bằng cách đóng dấu vào hộ chiếu.

 

 PAMCO rất vui khi được là nhịp cầu nối giúp bạn đọc hiểu rõ sự khác nhau giữa thị thực và hộ chiếu. Đừng quên ghé trang để làm đầy thêm hành trang du lịch của mình nhé!

Bài viết cùng chuyên mục